Xã hội phát triển nhu cầu hưởng thụ vật chất và tinh thần của người dân nâng lên rõ rệt đặc biệt là vấn đề sức khoẻ, vấn đề sức khoẻ hiện nay được người dân đặt lên hàng đầu do bệnh tật xuất hiện ngày càng nhiều, để đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khoẻ của người dân Đảng và Nhà nước ta đầu tư nhiều vào công tác y tế. Từ đó các bệnh viện, cở sở y tế khám chữa bệnh đã gia tăng và sử dụng các trang thiết bị ngày càng hiện đại. Tuy nhiên, đi đôi với sự ra đời ngày càng nhiều của bệnh viện, cơ sở y tế khám chữa bệnh đó là các ẩn họa về cháy, nổ tại những địa điểm này.
Hãy cùng cập nhật những thông tin ngay dưới đây của Phúc Đại An để biết thêm thông tin chi tiết về các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC bệnh viện, nhà điều dưỡng, trung tâm y tế, cơ sở khám chữa bệnh…
– Để tận dụng tối đa diện tích bệnh viện, cơ sở y tế khám chữa bệnh được xây dựng thường là nhà nhiều tầng và có thể có tầng hầm, trong đó được phân thành các khu riêng biệt. Bệnh viện, cơ sở y tế khám chữa bệnh càng cao thì diện tích sàn sử dụng càng lớn, dẫn tới mật độ người tập trung đông; chủng loại và khối lượng chất cháy tập trung lớn.
– Lối thoát nạn chính là theo cầu thang bộ, việc di chuyển khó khăn và chậm hơn so với di chuyển theo phương ngang làm kéo dài thời gian thoát nạn ra nơi an toàn. Khi có cháy toàn bộ các tầng trên và tầng bị cháy sẽ bị đe dọa bởi khói, lửa, hơi nóng, khí độc tỏa ra từ đám cháy. Bởi vì các thành phần này luôn có xu hướng bay lên trên dọc theo chiều cao công trình gây nguy hiểm cho người và làm cản trở quá trình thoát nạn từ trên xuống dưới.
– Việc triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cứu nạn cứu hộ gặp nhiều khó khăn đặc biệt là ở các tầng trên cao, nhất là trong điều kiện hiện nay lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa được trang bị nhiều xe thang hoặc nếu có thì chiều cao hoạt động của xe thang thấp hơn độ cao của công trình.
– Số lượng người tập trung đông với tình trạng sức khỏe, độ tuổi và nhận thức khác nhau cộng thêm tâm lý hoảng loạn cũng góp phần làm tăng mức độ khó khăn phức tạp trong việc thoát nạn, cứu nạn từ các tầng cao xuống mặt đất, đặc biệt là đối với bệnh nhân là: người không tự mình di chuyển được, người già, trẻ em, người yếu sức khỏe.
– Bệnh viện, cơ sở y tế khám chữa bệnh luôn có một khối lượng lớn chất cháy như các loại phim X quang, các hoá chất nguy hiểm, các chất oxi hoá mạnh, chăn, màn, quần áo và các tư trang của bệnh nhân khi cháy sẽ tỏa ra nhiều khói độc.
– Tại khu vực tầng hầm thường bố trí nhiều thiết bị công nghệ bên trong luôn tồn chứa một lượng chất lỏng cháy nhất định như: phương tiện giao thông cơ giới, máy biến thế, máy phát điện động cơ diesel và các hạng mục công trình khác khi có cháy xảy ra thì đám cháy phát triển nhanh, tạo ra nhiều sản phẩm cháy độc hại và lan truyền nhanh lên các tầng qua các khoảng không thông tầng, cầu thang hở gây nguy hiểm cho người sử dụng.
– Có nhiều khu vực nguy hiểm như: khu vực hấp, khu vực sấy, khu vực là ủi, khu vực căn tin, khu vực xử lý thác thải y tế, khu vực kho dược hoá chất và các bãi giữ xe lộ thiên trong khuôn viên bệnh viện.
*Nguyên nhân về khai thác và sử dụng công trình
– Tại bệnh viện, cơ sở y tế khám chữa bệnh thường xảy ra tình trạng quá tải về số lượng bệnh nhân nên bắt buộc phải có sự cơi nới, cải tạo làm tăng quy mô hoạt động, tính chất nguy hiểm cháy, nổ làm dẫn đến mất an toàn PCCC trong quá trình hoạt động.
*Nguyên nhân về quản lý, sử dụng nguồn lửa và nguồn nhiệt.
– Tại khu vực căng tin bố trí nơi đun nấu không đúng quy định hoặc không đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC. Trong quá trình đun nấu không chấp hành nghiêm các quy định an toàn về PCCC như: không khóa van chai chứa gas, tắt bếp theo đúng quy trình, không tắt bếp khi ra khỏi khu vực đun nấu…
– Hút thuốc lá ở khu vực cấm và vứt tàn thuốc bừa bãi.
– Thiếu kiến thức về an toàn PCCC do không tham gia các buổi tuyên truyền về PCCC, các khoá huấn luyện nghiệp vụ PCCC.
– Cán bộ, nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân không chấp hành nghiêm nội quy an toàn về PCCC của bệnh viện.
– Trong quá trình thi công, cải tạo các hạng mục công trình có sử dụng thiết bị hàn, cắt kim loại nhưng không đảm bảo các biện pháp an toàn PCCC khi hàn, cắt kim loại.
Nguyên nhân về quản lý, sử dụng nguồn điện.
– Không ngắt điện triệt để các các thiết bị sử dụng điện không sử dụng.
– Không lắp đặt hoặc lắp đặt các thiết bị bảo vệ không đảm bảo không đúng tiêu chuẩn hoặc hoạt động thiếu chính xác.
– Thiết kế, lắp đặt hệ thống dây dẫn điện không đúng tiêu chuẩn, dây dẫn có tiết diện nhỏ hơn so với yêu cầu của thiết bị điện hoặc tự ý lắp đặt thêm các thiết bị điện ngoài thiết kế ban đầu dẫn đến hiện tượng quá tải gây cháy.
– Dây dẫn điện được đấu nối không đúng kỹ thuật (bề mặt tiếp xúc không tốt) sẽ dẫn đến một số hiện tượng: khi dòng điện chạy qua, điện trở tại điểm đấu nối tăng, phát sinh nhiệt làm điểm đấu nối nóng đỏ hoặc mối nối lỏng sẽ phóng tia lửa điện gây cháy các vật xung quanh.
– Định kỳ và thường xuyên không kiểm tra, bảo dưỡng kịp thời thay mới dẫn đến tình trạng lão hóa của lớp vỏ cách điện của dây dẫn điện. Không có biện pháp chống tràn dầu tại khu vực đặt máy phát điện.
– Thực hiện đầy đủ việc thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC nhằm đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kiến trúc có liên quan đến an toàn PCCC như: bậc chịu lửa của công trình; khoảng cách ngăn cháy, chống cháy lan; lối thoát nạn và các phương tiện về PCCC đảm bảo về số lượng, phù hợp với tính chất hoạt động. Phải niêm yết nội quy, quy định an toàn về phòng cháy, biển cấm lửa và tiêu lệnh chữa cháy tại các khu vực.
– Trang bị đầy đủ phương tiện PCCC và thường xuyên kiểm tra bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC định kỳ theo quy định tại TCVN 3890-2009 “Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng”. Phải bố trí lực lượng PCCC cơ sở tuần tra, thường trực, kiểm tra kịp thời phát hiện và xử lý các tình huống cháy, nổ xảy ra và lực lượng PCCC cơ sở phải được huấn luyện về nghiệp vụ PCCC.
Các bệnh viện có thể tham khảo thiết bị cảnh báo cháy SFUL hiện đại nhất của công ty Phúc Đại An, giúp phát hiện hỏa hoạn và cảnh báo cháy kịp thời.
– Có lối thoát nạn, phương tiện thoát nạn phù hợp cho bệnh nhân và người tàn tật, xây dựng và luyện tập phương án thoát nạn khi cháy xảy ra. Không bố trí sắp xếp hàng hóa và các chướng ngại vật trên lối thoát nạn, gần thiết bị tiêu thụ điện và không xếp hàng hoá dễ cháy (nhựa, phim ảnh, bông, polymer tổng hợp…) ở chân cầu thang hoặc buồng gần cầu thang.
– Các lối thoát nạn trong và ngoài công trình như: hành lang, thang bộ, cửa đi…phải luôn thông thoáng, đảm bảo yêu cầu thoát nạn.Trang bị đầy đủ đèn chiếu sáng sự cố, biển chỉ dẫn thoát nạn. Không cho phép bảo quản các loại phim X quang và các loại hoá chất dễ cháy khác trong cùng dãy nhà điều trị bệnh nhân.
– Tại tầng để xe bố trí trong bệnh viện, cơ sở y tế khám chữa bệnh phải được bố trí, sắp xếp gọn gàng và đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC theo quy định…Tại các khu vực đặt máy biến áp, máy phát điện phải bố trí tại các các phòng được ngăn cháy riêng biệt hoặc áp dụng các giải pháp chống tràn dầu, chống cháy lan khác.
– Trong các khu khám chữa bệnh, khu kỹ thuật nghiệp vụ tồn tại các hệ thống làm việc dưới áp lực cao có nhiều nguy hiểm cháy nổ như hệ thống các trang thiết bị làm lạnh, kho lạnh, hệ thống khí oxy âm tường đến các giường bệnh trong quá trình vận hành sử phải chấp hành nghiêm các quy định an toàn.
– Đối với các phòng chụp X quang phải đảm bảo:
+ An toàn đối với các khu vực lân cận của bệnh viện. Sàn, nền của phòng chiếu chụp điều khiển máy phải cách điện và có biện pháp chống tia phóng xạ nếu đặt ở các tầng gác.
+ Khi máy tia X quang không có vỏ an toàn chống phóng xạ thì không được bố trí phòng sinh hoạt, làm việc gần phòng chiếu chụp trong vòng bán kính 6m, tường cửa của gian đặt máy phải có lớp bảo vệ đảm bảo an toàn.
– Các khu vực trong công trình có diện tích lớn phải phân thành các khoang cháy có diện tích giới hạn theo quy định bằng các kết cấu chống cháy (tường ngăn cháy, vách ngăn cháy, cửa chống cháy, màng nước ngăn cháy…)
– Bố trí van ngăn lửa và chèn kín bằng vật liệu chống cháy tại chỗ giao cắt giữa các đường ống kỹ thuật, đường cáp xuyên qua tường ngăn cháy, sàn ngăn cháy.
– Bệnh viện, cơ sở y tế khám chữa bệnh thì nên sử dụng hệ thống báo cháy địa chỉ thông minh. Ngoài chức năng là phát hiện và báo cháy sớm, điều khiển liên động các hệ thống chữa cháy tự động và các hệ thống khác có liên quan như: thông gió, điều áp, thang máy, cửa chống cháy, loa truyền thanh báo cháy… Hệ thống báo cháy địa chỉ còn hạn chế tránh được việc khi có cháy xảy ra sẽ không báo động cùng lúc cho toàn bộ các khu vực, vì như thế sẽ dẫn đến cho những người hiện đang có mặt trong tòa nhà tâm trạng hoảng loạn và từ đó dòng người thoát nạn cũng gia tăng đột biến, sự xô đẩy và dẫm đạp lên nhau để thoát nạn cũng là điều không thể tránh khỏi, từ đó thiệt hại về con người cũng gia tăng.
– Cán bộ, nhân viên, bệnh nhân, người thân chăm sóc bệnh nhân phải chấp hành nghiêm nội quy an toàn về PCCC của bệnh viện.
– Người đứng đầu cơ sở và nhân viên phải chấp hành nghiêm nội quy PCCC, tham gia các buổi tuyên truyền PCCC, các lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC để được trang bị kiến thức và nâng cao ý thức vai trò trách nhiệm của mình trong công tác phòng cháy và chữa cháy.
– Khi xảy ra cháy, báo động cho mọi người xung quanh biết, bằng cách hô to, đánh kẻng báo động, nhấn chuông báo cháy…Nhanh chóng tìm mọi cách ngắt nguồn điện nơi xảy ra cháy, sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ được trang bị để dập tắt đám cháy, ngăn chặn chống cháy lan. Tổ chức thoát nạn, cứu người và di chuyển tài sản. Đồng thời gọi điện thoại báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo số 114, đến tham gia chữa cháy kịp thời./.
Hy vọng những thông tin trên hữu ích với các bạn.