Gần đây, nhiều vụ cháy nổ, hoả hoạn đã diễn ra trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bạn phải làm gì khi rơi vào tình huống khó khăn trên? Hãy cùng Phúc Đại An điểm qua một số điều quan trọng cần biết về hoả hoạn và cách thoát khỏi đám cháy an toàn nhé!
Từ những vụ cháy đã xảy ra, có thể đúc kết những nguyên nhân chủ yếu gây cháy nổ thường gặp:
- Cháy do nhiệt độ cao đủ sức đốt cháy một số chất như que diêm, dăm bào, gỗ... khi hàn hơi, hàn điện…
- Nguyên nhân tự bốc cháy: gỗ thông 250, giấy 184, vải sợi hoá học 180 khi có các điều kiện gây cháy tác động.
- Cháy do tác dụng của hoá chất, do phản ứng hóa học: một vài chất nào đó khi tác dụng với nhau sẽ gây ra hiện tượng cháy.
- Cháy do điện: khi chất cách điện bị hư hỏng, do quá tải hay ngắn mạch chập điện, dòng điện tăng cao gây nóng dây dẫn, do hồ quang điện sinh ra khi đóng cầu dao điện, khi cháy cầu chì, chạm mạch, …
- Cháy do ma sát tĩnh điện của các vật thể chất cháy với nhau, như ma sát mài, …
- Cháy do tia bức xạ: tia nắng mặt trời khi tiếp xúc với những hỗn hợp cháy, nắng rọi qua những tấm thủy tinh lồi có thể hội tụ sức nóng tạo thành nguồn.
- Cháy do sét đánh, tia lửa sét.
- Sử dụng lửa, nấu ăn, thắp hương, đốt nến, đốt vàng mã, than tổ ong không cẩn thận.
- Sơ suất trong quá trình sử dụng các thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Hiểu về nguyên nhân và các biện pháp phòng cháy và chữa cháy cơ bản là rất cần thiết để người dân phòng tránh cháy nổ đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.
Khi có hỏa hoạn xảy ra, một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều đó là mất bình tĩnh dẫn đến không xử lý được tình huống. Vì vậy điều quan trọng là bạn phải thật sự bình tĩnh và thực hiện các biện pháp thoát hiểm ngay lập tức.
- Phản ứng nhanh khi có hỏa hoạn
Khi phát hiện có hỏa hoạn xảy ra, bạn nên thông báo cho những người xung quanh biết, đồng thời gọi số 114 của lực lượng cứu hỏa để kêu gọi sự giúp đỡ. Đóng các cửa trên đường di chuyển để tránh lửa lan rộng ra.
- Khi ngửi thấy mùi khó chịu, mùi ga, hoặc mùi khói...
Bạn phải bò ngay ra phía cửa, không nên chạy ngay khi bạn vẫn còn chịu đựng được. Vì lúc này bạn phải giữ đôi mắt, lá phổi được sạch sẽ càng lâu càng tốt, chạy sẽ khiến bạn mất sức và thở dốc.
Khi mở cửa phải dùng tay để sờ và cảm nhận tay nắm cửa trước, nếu cánh cửa hoặc tay cầm nóng, chứng tỏ lửa đang cháy bên ngoài, bạn nên mở hé cửa và quan sát tình hình khi tay vẫn giữ cánh cửa.
Cách di chuyển không hít phải khói
- Không sử dụng thang máy
Không sử dụng thang máy vì khi xảy ra hỏa hoạn, hệ thống cấp điện cho thang máy có thể bị ảnh hưởng do cháy nổ. Do đó, bạn nên dùng cầu thang bộ để thoát hiểm.
- Sử dụng vải thấm nước làm mặt nạ phòng độc
Vải thấm nước là vật bất ly thân khi ở trong hoàn cảnh hỏa hoạn. Ngay lập tức, hãy sử dụng bất kỳ tấm vải, quần áo... nào ở gần, nhúng nước và quấn quanh mũi và miệng. Nó sẽ giúp bạn có thêm thời gian chịu đựng trong thời gian ngắn nhất để chạy thoát ra nơi thoát hiểm.
Nếu có thể, bạn hãy choàng 1 tấm chăn nhúng nước lên quanh người trước khi tìm lối thoát để giảm thiểu khả năng bị cháy trên cơ thể và giảm sức nóng.
- Khi bị bén lửa
Khi tóc hoặc quần áo bén lửa, bạn nằm ngay xuống đất và lăn qua lăn lại, không nên chạy vì khi chạy có thể làm ngọn lửa bùng lên. Khi thấy có người bị cháy, bạn nên hướng dẫn người đó nằm xuống, sử dụng chăn hoặc khăn dày thấm nước phủ lên người để dập tắt ngọn lửa.
- Kiểm tra tay cầm của cánh cửa
Khi mở bất kỳ cánh cửa nào để thoát hiểm, bạn cũng nên kiểm tra liệu cánh cửa đó có nóng không bằng mu bàn tay. Không mở cửa nếu thấy cửa ấm và nóng vì phía sau cánh cửa lửa đang bùng lên.
- Khi bị mắc kẹt
Khi bạn bị mắc kẹt trong đám cháy, bạn hãy làm mọi cách để thu hút sự chú ý của nhân viên cứu hỏa như la lớn, vẫy tay, vỗ tay. Lấy chăn, khăn hoặc bất cứ thứ gì bạn tìm thấy để chặn ở cửa giúp ngăn lửa và khói vào phòng.
Đầu tiên hãy thông báo cho những người xung quanh để có thêm sự giúp đỡ.
- Báo cháy kịp thời cho cơ quan Cảnh sát PCCC theo số điện thoại 114 để được hỗ trợ trong công tác chữa cháy, thoát nạn, cứu nạn khi có người bị kẹt trong đám cháy.
- Khi thoát nạn ra ngoài an toàn nên tập trung ở một nơi và kiểm tra lại danh sách xem còn có người bị kẹt lại trong đám cháy không, từ đó có các biện pháp cứu người bị kẹt trong đám cháy ra ngoài an toàn.
- Trong quá trình thoát nạn phải tuân thủ theo đúng sự hướng dẫn của người chỉ huy hoặc nhân viên hướng dẫn thoát nạn của tòa nhà.
- Chuyển bình tới gần địa điểm cháy. Lắc xóc vài lần nếu là bình bột loại khí đẩy chung với bột (MFZ).
- Giật chốt hãm kẹp chì.
- Chọn đầu hướng gió, hướng loa phun vào gốc lửa.
- Giữ bình ở khoảng cách 4-1,5 m tùy loại bình.
- Bóp van để bột chữa cháy phun ra.
- Khi khí yếu thì tiến lại gần và đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.
- Tuyệt đối không phun trực tiếp vào người nạn nhân.
- Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng. Người phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong). Đứng chữa cháy theo hướng quay lưng lại với lối thoát.
- Phun đến khi lửa phải tắt hẳn mới ngưng. Sau đó dội nước lên đám cháy.
- Khi dập các đám cháy chất lỏng, phải phun bột bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.
Khi có cháy xảy ra cần tiến hành một cách khẩn trương các công việc sau:
Để bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy gây ra, mỗi cá nhân, tổ chức, hộ gia đình cần thực hiện những biện pháp sau đây:
- Không tồn chứa số lượng lớn những chất nguy hiểm gây cháy, nổ như: xăng, dầu, bình gas mini; trường hợp hộ gia đình buôn bán các mặt hàng dễ cháy như quần áo, đệm, chăn... thì phải để ở những nơi cách xa nguồn lửa, nguồn nhiệt, bố trí sắp xếp thành lô theo từng mặt hàng, tạo khoảng cách giữa các mặt hàng và khoảng cách thoát nạn cần thiết.
- Hệ thống điện cần phải lắp đặt, sử dụng đúng kỹ thuật, không tự ý lắp thêm các thiết bị tiêu thụ điện; lắp đặt các thiết bị bảo vệ, ngắt tự động khi có sự cố chập điện xảy ra… Không để thiết bị điện sinh nhiệt lớn bếp điện, quạt sưởi ấm… gần đồ dùng làm bằng vật liệu dễ cháy.
- Khi sử dụng gas cần lưu ý: khóa van bình gas trước, sau đó mới khóa van bếp, tránh trường hợp chỉ khóa van bếp mà quên khóa van bình gas. Khi ngửi thấy mùi khí ngay lập tức cảnh báo cho mọi thành viên trong gia đình, tuyệt đối không bật công tắc điện, hay bất cứ dụng cụ, thiết bị nào có phát sinh tia lửa mà nhanh chóng mở tất cả các cửa để thông gió; kiểm tra cụm van, bình gas, đường ống, xác định vị trí rò rỉ bằng nước xà phòng. Cố định tạm thời vị trí rò rỉ hoặc tháo dây dẫn gas và mang bình ra nơi thoáng gió và thông báo cho nơi cung cấp gas hoặc đơn vị phòng cháy chữa cháy để xử lý.
- Khi xảy ra cháy gas tại vị trí bếp, đường ống, cụm van điều áp hãy tìm cách khóa van bình gas, sử dụng bình chữa cháy, các vật dụng (chăn ướt, nước) để dập cháy và báo cho lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy biết theo số điện thoại 114.
- Việc thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã cần cách xa những nơi có chứa chất nguy hiểm cháy, nổ; có người canh để chống cháy lan.
Ý thức trách nhiệm đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy. Nếu mỗi cá nhân, tổ chức, hộ gia đình nâng cao ý thức đề cao cảnh giác về cháy, nổ và thực hiện cơ bản đúng và đủ các nội dung khuyến cáo trên, sẽ góp phần tích cực và hiệu quả an toàn phòng cháy chữa cháy.
Để hạn chế cháy nổ, hoả hoạn, hãy sử dụng ngay thiết bị cảnh báo cháy thông minh của Phúc Đại An bạn nhé!
>> Thiết bị cảnh báo cháy thông minh và những lợi ích ưu việt
>> Giá thiết bị cảnh báo cháy nhanh tại Phúc Đại An
Nguồn: Sưu tầm